Làm móng đang là xu hướng làm đẹp hàng đầu của chị em. Trong đó, gắn móng giả được khá nhiều chị em ưa thích. Bởi nó được thực hiện dễ dàng nhưng có thẩm mỹ cao. Thế nhưng việc gắn móng giả có hư tới móng thật không là điều mà nhiều người thắc mắc. Hãy cùng Lilian Beauty tìm hiểu về móng giả và tác hại của dán móng giả ngay sau đây.
Nội dung chính
Chất liệu làm nên móng giả
Móng tay giả hiện nay được làm từ nhiều chất liệu khác nhau nhưng phổ biến nhất là gel, acrylic, lụa và nhựa có sẵn.
Móng tay gel
Móng giả bằng gel được nhiều người lựa chọn bởi nó giúp lên màu đẹp và bền, có thể căn chỉnh tùy ý độ dài, dáng móng, giúp bàn tay trông thon thả hơn. Để đắp móng gel, thợ nail sẽ sơn một lớp primer, tiếp đến là lớp gel dẻo để tạo form và hơ khô dưới đèn chuyên dụng.
Móng bằng chất liệu gel khá cứng và có hạn sử dụng lên đến 1 tháng. Tuy nhiên, loại móng này lại dễ khiến tay bị bí, móng phát triển chậm và có thể gây các bệnh nấm móng tay.
Móng tay acrylic
Móng giả acrylic được tạo nên từ bột polymer và chất lỏng monomer. Móng acrylic cứng, khô tự nhiên mà không cần phải dùng đến đèn hơ chuyên dụng như móng gel.
Móng tay acrylic không những giúp ngón tay thanh mảnh hơn mà còn mang đến vẻ đẹp quyến rũ. Tuy nhiên, loại phụ kiện này cũng tiềm ẩn rủi ro về nhiễm trùng nhiễm khuẩn. Vì thế, bạn nên hạn chế đắp móng tay acrylic vì loại móng này có mùi hóa chất khá nặng và có nguy cơ cao có thể gây hại cho móng tay tự nhiên. Khi đắp móng tay acrylic, nhiều người có thể bị dị ứng hoặc bị tổn thương ở móng tay tự nhiên do nấm và vi khuẩn.
Móng tay giả làm từ lụa
Móng tay lụa được làm từ sợi tơ tằm tổng hợp hoặc sợi thủy tinh. Móng này thường có tuổi thọ ngắn, nên thời gian sử dụng móng cũng ngắn.
Móng tay lụa mềm và rũ, không cứng như các loại móng tay khác, nên khi dán móng, thợ Nail sẽ dùng keo dán chuyên dụng có thể hoà tan trong nước, phủ lên mặt sau của móng để tạo độ cứng. Loại móng tay giả này trông cũng rất tự nhiên, có độ sắc nét và có khả năng ngăn chặn được các tác nhân vi khuẩn, nấm, … gây hại cho móng.
Móng nhựa có sẵn
Móng nhựa có sẵn là loại móng tay giả được thiết kế rời theo khuôn cố định. Khi dán móng, thợ nail sẽ dùng keo dán chuyên dụng, dán móng giả lên móng thật và sử dụng dụng cụ dũa, dũa form móng theo sở thích. Loại móng này hiện nay rất tiện dụng, không có mùi, dễ sử dụng. Nhưng keo dán móng lại có nguy cơ chứa rất nhiều chất độc gây hại đến móng thật.
Gắn móng giả có hại không?
Móng giả mang lại rất nhiều tiện dụng khi bạn muốn trang trí móng tay của mình trở nên xinh đẹp nhanh chóng. Vậy gắn móng giả có hư móng thật không? Có nhiều người cho rằng việc sử dụng móng giả sẽ làm hạn chế việc sử dụng sơn móng trực tiếp lên móng thật và giảm sự rủi ro cho móng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia, bác sĩ cho rằng suy nghĩ này là hoàn toàn không chính xác. Cả việc sơn móng hay dùng móng tay giả đều có hại cho móng.
Khi gắn móng giả, dù từ bất kỳ chất liệu nào thì móng thật cũng sẽ bị ảnh hưởng đến sự dài ra của móng thật. Bên cạnh đó, lớp dán móng và sơn móng tay dày. Điều này sẽ che đi các vấn đề tiềm ẩn dưới móng mà mắt thường của chúng ta không thể nhìn thấy được cho đến khi tình trạng trở nặng. Hoặc đơn giản là khi chúng ta không thể vệ sinh được móng một cách sạch nhất thì cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của móng thật. Do đó mà các chuyên gia sức khỏe khuyên nên hạn chế thực hiện việc gắn móng giả.
Một số tác hại của dán móng
Gắn móng giả có hư móng thật không thì chắc chắn là có. Nhưng việc dán móng này còn có một số tác hại khác đến sức khỏe của chúng ta. Cụ thể:
Ảnh hưởng đến sinh sản
Mới đây, Cơ quan giám sát độc chất Liên minh EcoWaste (Philippines) cho biết rằng, chất keo kết dính sử dụng để gắn móng tay giả có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe người dùng. Trong keo dán móng thường có chứa các thành phần là chất kết dính gắn móng bao gồm: acetone, hexamethylene, methyl – ethyl ketone và dibutyl phthalate,… Các hóa chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và có thể gây vô sinh ở cả nam và nữ.
Nhiễm trùng, các bệnh về móng
Các hóa chất được sử dụng để làm móng tay giả có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhẹ là dị ứng với hóa chất, khó chịu do các chất kích thích gây ra hoặc nặng hơn là nhiễm trùng và một số tai biến khác.
Việc sử dụng các loại móng giả không rõ nguồn gốc càng nguy hiểm, vì chúng ta không biết được hàm lượng hóa chất trong các sản phẩm đó ra sao. Bởi vậy, bạn nên tránh lạm dụng sơn hay gắn móng tay giả. Nếu có những triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn thì cần phải đến bác sĩ da liễu ngay để khám, tránh xảy ra những phản ứng nặng hơn.
Việc mang móng giả có thể gây ra nhiễm khuẩn, nhiễm nấm. Việc búng hoặc gõ móng tay giả có thể làm tróc móng thật và tạo kẽ hở cho các chất bẩn trú ngụ. Nếu không được rửa sạch, sát khuẩn khi gắn lại thì các vi khuẩn và nấm có thể phát triển và lan tới móng thật.
Các triệu chứng nhiễm trùng do gắn móng giả bao gồm đau, đỏ, ngứa và có mủ ở trong hoặc xung quanh móng. Móng ngả sang màu xanh hoặc vàng.
Gây sảy thai, gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Cơ quan Kiểm soát chất độc hại (DTSC) của Mỹ cũng đã từng đưa ra cảnh báo, ba hóa chất toluene, dibutyl phthalate và formaldehyde có trong một số sản phẩm sơn móng có nguy cơ gây sảy thai, tăng nguy cơ bệnh tiểu đường… Đây cũng chính là lý do tại sao các chuyên gia, bác sĩ khuyên mẹ bầu không được sơn móng tay dù là đơn giản nhất.
Bệnh hô hấp
Aceton có trong sơn móng tay là một chất dung môi, dễ dàng bay hơi. Khi hít phải aceton thì có thể gây chóng mặt, buồn nôn và nếu chúng có hàm lượng cao có thể gây hôn mê và ảnh hưởng các nội tạng cơ thể.
Các móng tay giả gel thường chứa sản phẩm dẻo công nghiệp, có thể gây nên các rối loạn về bệnh hô hấp, nội tiết và gây thiểu năng đối với bé nhỏ tuổi. Tình trạng mắc bệnh có thể diễn ra từ từ và chúng ta sẽ không dễ nhận ra được cho đến khi bệnh trở nặng và bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu bất thường từ cơ thể.
Khiến móng thật bị yếu đi
Mỗi lần đắp móng giả hay sơn móng, móng tay đều phải mài móng để tạo độ ma sát cho sơn móng và tăng tính kết dính của móng giả. Chính vì thế mà móng thật sẽ ngày càng mỏng, yếu đi và mất đi lớp bảo vệ tự nhiên của móng.
Khi tháo móng, thợ nail cũng sẽ phải sử dụng sản phẩm chuyên dụng chứa các thành phần hóa học khiến móng bị tác động và trở nên mỏng, dễ gãy, vàng móng…
Mỗi lần nối móng thì móng tay đều phải được làm sạch và ngâm trong dung dịch tẩy sơn có hóa chất tẩy rửa mạnh hơn 10 phút, có chứa hóa chất mạnh. Điều này dễ gây ra tình trạng kích ứng da xung quanh móng thật sẽ bị yếu đi.
Top 5 lưu ý khi gắn móng giả để giảm tác hại
Dù phương pháp gắn móng giả gây hại nhiều đến móng và cơ thể, nhưng thực tế thì tỷ lệ gặp rủi ro không cao. Do đó, dịch vụ thiết kế và gắn móng vẫn rất phổ biến. Nếu quyết định thực hiện phương pháp làm đẹp này thì bạn cần cố gắng chăm sóc móc và tìm hiểu những kiến thức về móng giả. Để giảm tác hại của việc gắn móng giả, khi gắn móng bạn hãy lưu ý một số vấn đề sau:
Lựa chọn đơn vị uy tín
Hiện có rất nhiều địa chỉ làm Nail nên bạn cần lựa chọn địa chỉ uy tín, chất lượng để đảm bảo về thợ làm móng có tay nghề và sử dụng các chất liệu và dụng cụ chất lượng, tránh trường hợp hàng kém chất lượng, quy trình thực hiện không đảm bảo việc kiểm soát nhiễm khuẩn khiến da bị tổn thương.
Các chuyên gia khuyến cáo, để tránh hóa chất độc hại, thợ làm móng nên dùng khẩu trang, găng tay mỏng khi tiếp xúc với thuốc sơn. Không làm sơn dây ra da mình và khách hàng.
Sử dụng dụng cụ làm móng của mình
Khi đắp móng, bạn cần cắt da và tỉa móng cũ. Bước này sẽ dẫn gây ra các bệnh truyền nhiễm nếu như sử dụng bộ kềm chung. Vậy nên, để đảm bảo bạn hãy mang theo bộ kềm của mình và yêu cầu thợ Nail sử dụng chúng khi thực hiện.
Dưỡng móng đầy đủ
Trước khi đắp móng, bạn cần dưỡng móng trước đó một cách thường xuyên để móng đạt được độ khỏe, dễ dàng chống chọi lại các tác nhân gây hại từ keo dán móng, móng và sơn móng.
Sau khi sơn và gắn móng giả xong, bạn cần làm sạch tay chân ngay. Khi sơn hoặc tẩy sơn móng thì cần thực hiện ở nơi thoáng để tránh hít aceton. Để móng luôn hồng hào, bóng mịn, vào buổi tối trước khi đi ngủ, bạn có thể dùng tinh dầu dừa hoặc thoa dầu massage móng tay. Nếu móng bị ố vàng thì dùng chanh chà lên móng cho trắng.
Không đắp móng liên tục
Bạn không đắp móng liên tục vì như thế sẽ làm móng yếu dần và không thể tự phát triển được nữa. Thời gian lý tưởng để đắp móng mới là 2 tháng. Trong thời gian này, móng cần được bổ các sung dưỡng chất và chăm sóc cẩn thận để phục hồi, khỏe mạnh, tiếp tục chống chọi với bộ móng mới sắp tới.
Quan sát kỹ sức khỏe của bàn tay sau khi đắp móng
Việc thường xuyên quan sát kỹ sức khỏe bàn tay sau khi đắp móng rất quan trọng. Bởi trường hợp móng bị yếu, đổi màu xanh hoặc vàng, đau, nhức, thì lúc này móng có thể đã bị nhiễm nấm hoặc nhiễm trùng… Bạn hãy đến ngay bác sĩ để được tư vấn và xử lý nhanh chóng.
Bài viết trên là những vấn đề xoay quanh việc gắn móng giả có hư móng thật không. Dù việc gắn móng giả có nhiều tác hại nhưng phương pháp làm đẹp này vẫn được nhiều người áp dụng. Bạn hoàn toàn có thể hạn chế những tác hại nó bằng việc lưu ý những vấn đề mà Lilian Beauty chia sẻ bên trên. Bên cạnh đó, nếu bạn cần tư vấn mua các sản phẩm Nail chất lượng và giá tốt, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin sau:
- Kết nối Zalo với Lilian Beauty tại đây: Zalo – Lilian Beauty – Chuyên Sỉ Lẻ Nail�
- Hotline tư vấn: 0937.28.77.52